Dịp Tết 2023, NTK Adrian Anh Tuấn ra mắt BST áo dài cách tân mới với những hình ảnh đặc trưng của Tết trên nền màu sắc trẻ trung, hiện đại trên tà áo dài truyền thống. Siêu mẫu Quỳnh Hoa và Hữu Long được lựa chọn để thể hiện BST mới.
![]() | ![]() | ![]() |
BST này bao gồm 20 kiểu áo dài dành cho cả nam và nữ. Họa tiết chủ yếu của BST này là hoa đào, hoa mẫu đơn và họa tiết chú mèo của năm mới, ẩn dưới các họa tiết monogram.
![]() | ![]() | ![]() |
Những họa tiết rực rỡ sắc màu như một lời chúc mang lại thật nhiều niềm vui, sự may mắn và thịnh vượng dành cho người mặc, cũng như sự lan tỏa nguồn năng lượng tích cực đến những người xung quanh.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
BST được sử dụng chất liệu lụa, gấm, và đặc biệt là những chất liệu tái chế từ hàu, hạt cafe và sợi tre thân thiện hơn với môi trường.
![]() | ![]() | ![]() |
Đi cùng BST là những chiếc mấn được tết theo phong cách hiện đại nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp truyền thống của những chiếc mấn từ xa xưa.
![]() | ![]() |
Cô đăng quang Hoa hậu Áo dài Việt Nam thế giới 2017, dừng chân tại top 45 cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, quán quân cuộc thi Siêu mẫu Việt Nam 2018 và top 10 cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022.
Thắm Nguyễn
" alt=""/>Siêu mẫu Quỳnh Hoa sắc lạnh, dịu dàng trong tà áo dài TếtTheo thống kê, trong 2 năm 2022 và 2023, các đợt diễn tập thực chiến cấp quốc gia và bộ, ngành, địa phương đã có khoảng 7.000 lượt chuyên gia tham gia, giúp phát hiện gần 1.500 lỗ hổng, điểm yếu tồn tại trong hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức.
Qua thực tế triển khai các đợt diễn tập thực chiến quy mô quốc gia và hướng dẫn bộ, ngành, địa phương tổ chức diễn tập, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, Cục An toàn thông tin cũng nhận vẫn còn khoảng cách lớn về hiệu quả, chất lượng giữa diễn tập thực chiến quốc gia và diễn tập thực chiến ở địa phương, bộ ngành.
Mặt khác, thách thức chung mà nhiều cơ quan, đơn vị đang phải đối mặt là thiếu nhân sự, thiếu công cụ, thiếu kinh phí, thiếu năng lực và kinh nghiệm an toàn thông tin để đáp ứng yêu cầu thực tế.
Để bù đắp những thiếu hụt này, việc tận dụng tối đa năng lực của các công cụ, nền tảng số được nhận định là phương án khả thi, hiệu quả cho các đơn vị.
Là nền tảng số thứ 5 được Cục An toàn thông tin thiết lập và cung cấp miễn phí cho các cơ quan, tổ chức, nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin sẽ cung cấp cho các bộ, ngành, địa phương tri thức, tình huống, phương pháp xử lý các vấn đề và quản lý diễn tập thực chiến.
Theo Cục An toàn thông tin, với nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến, việc triển khai diễn tập an toàn thông tin tại các cơ quan, tổ chức sẽ dễ dàng và đạt chất lượng cao hơn, đồng bộ và thu hẹp dần khoảng cách giữa các cơ quan cũng như với diễn tập thực chiến quy mô quốc gia.
Cũng nhằm hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương quản lý, giám sát, đo lường hoạt động bảo đảm an toàn thông tin mạng, hồi cuối tháng 5/2024, Cục An toàn thông tin đã đưa vào vận hành chính thức nền tảng quản lý và phát hiện, cảnh báo sớm rủi ro an toàn thông tin.
Trước đó, trong năm ngoái, Cục An toàn thông tin đã thiết lập và cung cấp miễn phí 3 nền tảng số gồm nền tảng hỗ trợ quản lý bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; nền tảng hỗ trợ điều phối, ứng cứu sự cố; nền tảng hỗ trợ điều tra số.
Điểm đổi mới của các nền tảng số kể trên là cung cấp công cụ để đơn vị chuyên trách ở địa phương quản lý nhà nước và thực thi pháp luật với sở, ban, ngành, huyện, xã trực thuộc; thay vì cơ quan trung ương dùng nền tảng để quản lý, nhận báo cáo từ địa phương như trước đây.
Cùng với việc tiếp tục cung cấp thêm các nền tảng số hỗ trợ, Cục An toàn thông tin cũng sẽ thường xuyên nghiên cứu, cải tiến, cập nhật tính năng và hiệu năng các nền tảng đã đưa vào vận hành để có thể hỗ trợ tốt cho các bộ, ngành, địa phương trong công tác đảm bảo an toàn thông tin.
Để đẩy mạnh công tác tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, trong Chỉ thị 09 ban hành hồi tháng 2, một trong những nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung chính là sử dụng thường xuyên, hiệu quả các nền tảng hỗ trợ bảo đảm an toàn thông tin do Bộ TT&TT cung cấp.
UBND TP. Hà Nội vừa công bố danh mục 10 dự án bất động sản lớn tại các vị trí “đất vàng”, vốn là các khu tập thể cũ của Hà Nội trước đây. Trong đó, dự án có quy mô vốn đầu tư lớn nhất là đầu tư cải tạo, xây mới Khu tập thể Ngọc Khánh (quận Ba Đình), có tổng vốn đầu tư 47.000 tỷ đồng, còn dự án có quy mô vốn đầu tư nhỏ nhất là đầu tư cải tạo, xây mới Khu tập thể Khương Thượng (quận Đống Đa) có quy mô vốn đầu tư 6.000 tỷ đồng. Đây là những dự án đã từng được Hà Nội kêu gọi đầu tư từ nhiều năm trước, nhưng chưa có nhà đầu tư đăng ký thực hiện hoặc đăng ký rồi bỏ cuộc.
![]() |
Việc cải tạo các chung cư cũ HN còn gặp nhiều khó khăn |
Trao đổi với phóng viênBáo Đầu tư về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Tứ, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết, sau Hội nghị “Hà Nội 2016 - Hợp tác đầu tư và phát triển” vừa diễn ra, Hà Nội sẽ có các cuộc đối thoại trực tiếp với các chủ đầu tư có khả năng và mong muốn thực hiện dự án. Đây là các dự án mà Thành phố đã chủ trương xã hội hóa đầu tư từ nhiều năm, nhưng chưa thực hiện được bởi những vướng mắc trong việc tổ chức đền bù, tái định cư cho các hộ dân, cũng như đòi hỏi năng lực tài chính lớn.
“Tiếng là dự án trên “đất vàng”, nhưng việc thực hiện cũng không dễ dàng gì, vì các hộ dân đang sinh sống trong các khu nhà này đòi hỏi quyền lợi rất cao. Chúng tôi đang đề xuất Thành phố có cơ chế đặc biệt cho các chủ đầu tư thực hiện dự án cải tạo, xây mới chung cư cũ”, ông Tứ cho biết.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng bày tỏ quyết tâm thực hiện 10 dự án chung cư cũ xuống cấp, hư hỏng, do đây là những dự án có nguy cơ đe dọa đến an toàn tính mạng của hàng vạn hộ dân; đồng thời nâng cấp hạ tầng đô thị của Thủ đô.
“Thành phố sẽ công khai 100% quyết định, chính sách, thủ tục hành chính, các quy hoạch ngành, quy hoạch phân khu, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất để chủ đầu tư tính toán khả năng đầu tư dự án và đề xuất phương án mà Thành phố có thể hỗ trợ”, ông Chung cho biết.
Cải tạo, xây mới chung cư cũ là những dự án hóc búa nhất của Hà Nội, số dự án cần cải tạo là rất lớn, nhưng số dự án thực hiện thành công chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chia sẻ bài học kinh nghiệm từ Dự án cải tạo, xây mới Chung cư I1, I2, I3 Thái Hà, đại diện Công ty cổ phần Đầu tư địa ốc Sông Hồng cho biết, cần có cơ chế rõ ràng của Nhà nước với các hộ dân thì mới có thể tháo được nút thắt trong các dự án cải tạo chung cư cũ. Theo đơn vị này, tái định cư cho các hộ dân tầng 1 là khó khăn lớn nhất khi tiến hành cải tạo chung cư cũ. Mối lợi từ khoảng không gian tầng 1 mà các hộ dân này có được khác xa với phần còn lại, khiến việc đàm phán việc tái định cư rất khó đi đến thống nhất.
Tại Dự án cải tạo chung cư C1 Thành Công do Tổng công ty Công trình giao thông 1 (Cienco1) làm chủ đầu tư, sau 8 năm tiến hành, các bên liên quan vẫn chưa thống nhất phương án đền bù, tái định cư. Nguyên nhân cũng bởi các hộ dân không đồng tình với hệ số đền bù, tái định cư mà chủ đầu tư đưa ra là 1,4 mà muốn được áp dụng hệ số bồi thường tái định cư bằng 2.
Thực tế, sau khi thực hiện các dự án cải tạo, xây mới chung cư cũ như B14 Kim Liên, 51 - Huỳnh Thúc Kháng, I1, I2, I3 Thái Hà… các chủ đầu tư này đã không tiến hành thêm bất kỳ dự án nào tương tự. Việc Hà Nội kêu gọi xã hội hóa đầu tư các dự án cải tạo chung cư cũ với nguồn vốn đầu tư yêu cầu lên đến 361.000 tỷ đồng sẽ chỉ là kế hoạch trên giấy, chừng nào Thành phố không đưa ra được cơ chế cụ thể và đủ mạnh để giải bài toán đền bù, tái định cư cho các hộ dân.
Theo Báo Đầu tư
" alt=""/>Hà Nội kêu gọi 361.000 tỷ đồng cải tạo chung cư cũ: Kế hoạch mới gặp trở ngại cũ